1. Tưởng đau khớp hóa ra viêm mao mạch hoại tử
Mấy tuần nay, anh Phương (ở Đống Đa, Hà Nội) khó ngủ vì bắp chân căng cứng, đi lại khó khăn. Ban đầu, anh Phương nghĩ do mình vận động nhiều sau đợt du lịch leo núi. Sau khi dùng nhiều biện pháp như uống thuốc giảm đau, ngâm chân, bôi dầu không đỡ, đến khi thấy chân loang lổ chỗ tím chỗ nâu, tá hỏa đi khám anh mới biết mình bị viêm mao mạch hoại tử.
Đến bệnh viện, anh Phương gặp nhiều trường hợp giống mình, có người bị nhiều vết ban đỏ lan kín chân. Nhiều trường hợp do ra hiệu thuốc tự kê đơn, mua thuốc dị ứng uống, không điều trị kịp thời đã phải cắt bỏ chân.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Tổng Thư ký Hội Da liễu Việt Nam: Đây là bệnh thuộc hệ miễn dịch, có 2 dạng chính là viêm mao mạch dị ứng và viêm mao mạch hoại tử. Hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh này là viêm đường hô hấp và lạm dụng thuốc. "Căn bệnh này thường xuất hiện ở người trẻ, dưới 20 tuổi. Đây là bệnh lý có biểu hiện đa dạng khó xác định nguyên nhân chính xác và dễ nhầm lẫn với nhiều loại khác như đau khớp, đau bụng, tiểu đường"- PGS Hưng cho biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, người bệnh được dùng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm nhẹ các triệu chứng đau khớp, đau cơ, sốt. Bác sĩ có thể kê corticoid cho bệnh nhân trong trường hợp bị tổn thương thận nặng, dùng theo liều giảm dần. Ngoài ra, bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm mao mạch hoại tử, vì vậy cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Bệnh có khả năng nhiễm do thời tiết, dị ứng, nhiễm khuẩn… nhưng không có chứng minh liên quan.
Bệnh có cơ chế tự miễn của cơ thể vì vậy bệnh có thể nhanh khỏi, tuy nhiên cũng không nên chủ quan coi thường bệnh. Theo các chuyên gia, viêm mao mạch dị ứng là bệnh khá nguy hiểm, cần được điều trị sớm và nhanh chóng để ngăn chặn biến chứng. Căn bệnh này thường khá xa lạ đối với nhiều người nên mọi người thường chủ quan. Đa số đều nhầm tưởng bị đau khớp hoặc tiểu đường mà không rõ các dấu hiệu để kịp thời khám và điều trị.
Một vài dấu hiệu cần biết để nhận biết các dấu của bệnh như: Bệnh có đặc trưng lâm sàng là các mảng màu tím hoặc đỏ nâu, có bờ nổi cao hơn bình thường. Ở trung tâm có màu vàng nâu kèm theo hiện tượng giãn mạch, vị trí thường gặp nhất; Viêm mao mạch hoại tử có những biểu hiện viêm hạt đi kèm với tình trạng nhiễm tầng lớp.
Theo TS.BS Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng. Người bệnh cần nghỉ ngơi từ 1-2 tháng, ăn uống nhẹ nhàng để hạn chế tác động đến đường tiêu hóa.
"Viêm mao mạch dị ứng khiến người bệnh rất khó chịu, mất tự ti vì các vết mẩn ngứa khắp cẳng chân. Còn với viêm mao mạch hoại tử, nếu không chữa kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi, tháo khớp chi do hoại tử", TS.BS Nguyễn Hồng Siêm Siêm cho hay.
3. Điều trị bằng cách nào?
Người mắc bệnh không gặp nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể để lại nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng, phiền toái đối với người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện, điều trị sớm, có khả năng hạn chế tối thiểu các biến chứng chữa trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Với những trường hợp bệnh nhẹ, mới phát hiện trong giai đoạn đầu (cấp tính), bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, kê cao chân, uống hoặc truyền vitamin C liều cao, uống nhiều nước và bảo đảm chế độ dinh dưỡng khoa học.
Ở giai đoạn nặng hơn, phải điều trị lâu dài, cẩn thận để không để lại biến chứng biểu hiện ngoài da. Bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ ý kiến của bác sĩ, không uống thuốc linh tinh, bừa bãi. Khi điều trị cần làm theo liệu trình chỉ đinh của bác sĩ chuyên khoa. Có như vậy bệnh mới mau khỏi, không diễn biến phức tạp, có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Bên cạnh liệu pháp điều trị bằng Tây y, nhiều người tìm đến Đông y để chữa viêm mao mạch dị ứng. Tuy nhiên, khi dùng bất cứ phương pháp nào, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trong Đông y có những phương pháp giúp kiểm soát căn bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch an toàn và hiệu quả, tập trung vào việc nâng cao chính khí của cơ thể cho bệnh nhân, lập lại sự cân bằng âm dương, chú trọng đến nâng cao chức năng của các tạng: Tỳ, can, thận.
4. Người bệnh nên và không nên ăn gì?
Tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ hải sản cá, tôm tươi, cua, mực… thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn. Không nên ăn ngoài linh tinh những thực phẩm chế biến không hợp về sinh, ôi thiu, thực phẩm bẩn.
Hạn chế các đồ cay nóng nếu ăn nhiều có thể gây những phản ứng của cơ thể như dị ứng, phát ban, nóng trong, cơ địa nóng. Nguy cơ khiến cho bệnh càng thêm nặng khó điều trị
Nên ăn những thực phẩm tươi mát như rau xanh, hoa quả tươi…cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Rau quà càng nhiều màu thì càng chứng tỏ có khả năng tăng sức đề kháng hệ miễn dịch tốt hơn.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu bao gồm nhiều vitamin A, B, C, D, E… và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Nên uống chè có tác dụng thanh nhiệt giải độc tố trong cơ thể, mỗi ngày nên uống từ 2 - 3 cốc.
Đồng thời bổ sung nhiều nước, nên uống đủ 2 lít nước trong ngày và bổ sung thêm từ nhiều thực phẩm khác. Tránh tình trạng mất nước, thiếu nước khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Theo 24h.com.vn