Nhiễm sán máng và những điều cần biết

Bệnh sán máng là một bệnh nhiễm trùng sán lá của chi Schistosoma gây ra, lây qua da do bơi hoặc lội nước bẩn. Đây là bệnh có diễn tiến mạn tính và có tỷ lệ tử vong khá thấp.

1. Tìm hiểu chung

Nhiễm sán máng là gì? 
Bệnh sán máng Schistosoma là sán lá đơn giới, ký sinh trong huyết quản nên còn gọi là sán máu.

Sán máng đực hình máng nhỏ có kích thước 10 – 20 mm, rộng 1 mm, hình máng ôm lấy con cái dài 20 mm, chúng ký sinh trong đường máu. Sán máng có 2 hấp khẩu, không có thực quản và 2 nhánh ruột nối với nhau, trứng không có nắp và có gai.

Sán máng cái đẻ trứng, trừng đào thải ra ngoài qua đường phân hoặc nước tiểu. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông, ấu trùng lông ký sinh ở ốc thích hợp và phát triển thành ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước. Người nhiễm sán máng do ấu trùng từ nước chui qua da vào máu.

Trong số 19 loài sán máng thuộc giống Schistosoma có 6 loài được xác định là gây bệnh ở người như Schistosoma hematobium chủ yếu ký sinh trong tĩnh mạch bàng quang gây tổn thương ở bàng quang; S. japonicum, S. mekongi, S. intercalatum và S. malayensis chủ yếu ký sinh ở tĩnh mạch cửa và gây tổn thương ở ruột.

Bệnh sán máng lưu hành ở 74 nước trên thế giới với khoảng 200 triệu người mắc bệnh, đặc biệt các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào và Campuchia đều có bệnh sán màng lưu hành cao.

Vòng đời của bệnh sán máng 

Khi vào trong cơ thể người, ấu trùng sán máng phát triển thành giun trưởng thành và trứng chúng đẻ ra có thể bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể. Giun trưởng thành có chiều dài khoảng 1 cm và sống trong các mạch máu. Nếu không điều trị bằng thuốc chống giun, giun có thể tiếp tục đẻ trứng trong vài năm.

Trứng có thể đi ra khỏi cơ thể thành nước, qua đường bài tiết. Khi điều này xảy ra, chúng phóng ra những ấu trùng nhỏ cần phát triển bên trong ốc nước ngọt trong vài tuần trước khi chúng có thể lây nhiễm sang người khác. Điều này có nghĩa là không thể lây nhiễm trực tiếp từ người khác mắc bệnh mà gián tiếp qua tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.


2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm sán máng
Lúc đầu, thường không có triệu chứng của bệnh sán máng nhưng trong vòng 1 - 2 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, các triệu chứng có thể phát triển bao gồm sốt, đau bụng (vùng gan/ lá lách), tiêu chảy ra máu hoặc có máu trong phân hoặc nước tiểu, ho, khó chịu, đau đầu, phát ban và và đau nhức cơ thể. Nếu không được điều trị, ký sinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sán máng là:

  • Sốt;
  • Đau bụng (vùng gan/ lá lách);
  • Tiêu chảy ra máu hoặc có máu trong phân hoặc nước tiểu;
  • Ho;
  • Đau đầu;
  • Phát ban;
  • Nhức mỏi cơ thể.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiễm sán máng
Những người sống chung với bệnh sán máng trong một thời gian dài mà không được điều trị có thể phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đây còn được gọi là "Bệnh sán máng mãn tính".

Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn ở các bộ phận của cơ thể nơi trứng Schistosoma di chuyển đến và gây nhiễm trùng. Bệnh sán máng mãn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hầu hết các vùng trên cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa, tiết niệu, phổi và hệ thần kinh.

Nếu không được điều trị, bệnh sán máng có thể gây tổn thương cơ quan vĩnh viễn, ngừng hoạt động và thậm chí tử vong.

Ví dụ về các biến chứng sức khỏe lâu dài của bệnh sán máng bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đau và sưng bụng, tiêu chảy và có máu trong phân. Xơ gan cổ chướng.
  • Ảnh hưởng đến kết quả dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu máu và thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi).
  • Các vấn đề về tiết niệu và bàng quang, như viêm bàng quang, bàng quang co thắt và ung thư bàng quang.
  • Các vấn đề về sinh sản, chẳng hạn như bệnh sán máng sinh dục nữ và vô sinh.
  • Các vấn đề về tim và phổi, bao gồm khó thở hoặc ho ra máu.
  • Các vấn đề về não và hệ thần kinh, như đau đầu, yếu và tê, chóng mặt hoặc phù.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm sán máng
Nhiễm trùng xảy ra khi ấu trùng của ký sinh trùng xâm nhập vào da của một người khi tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm trùng, thường là qua câu cá, bơi lội, tắm và giặt quần áo.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh nhiễm sán máng?
Bệnh sán máng chủ yếu xảy ra ở các khu vực không được tiếp cận với nước uống sạch hoặc điều kiện vệ sinh đầy đủ. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh nhiễm sán máng
Người thường xuyên bơi lội, lội nước hoặc tắm trong nước ngọt bị ô nhiễm.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm sán máng
Chẩn đoán xác định bệnh sán máng dựa trên tiền sử bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân xem đã sinh sống hoặc đến thăm các khu vực trên thế giới có dịch bệnh lưu hành, đặc biệt nếu người đó đã tiếp xúc da với các hồ và suối nước ngọt.

Tuy nhiên, vì các triệu chứng của bệnh sán máng giống với bệnh khác, nên các xét nghiệm chẩn đoán xác định thường được yêu cầu. Xét nghiệm phân và xét nghiệm nồng độ nước tiểu (ví dụ: Xét nghiệm Kato-Katz) được sử dụng để xác định xem có trứng của sán máng hay không. Nếu tìm thấy trứng, bệnh nhân được chẩn đoán xác định là mắc bệnh sán máng. 

Xét nghiệm máu và gần đây là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có thể giúp xác định chẩn đoán, nhưng kết quả dương tính có thể chỉ cho thấy đã tiếp xúc trong quá khứ. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường không cho kết quả dương tính cho đến khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khoảng sáu đến tám tuần vì cần thời gian để trứng phát triển và kích thích phản ứng miễn dịch.

Nếu không tìm thấy trứng trong phân hoặc nước tiểu, cần làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán khác: Nội soi đại tràng, soi bàng quang, nội soi và sinh thiết gan.

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm sán máng hiệu quả
Hiện nay, loại thuốc được nhiều người sử dụng là praziquantel 40mg/kg (Biltricide); tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả đối với giun trưởng thành và không ảnh hưởng đến trứng hoặc giun chưa trưởng thành. Điều trị bằng thuốc này rất đơn giản và liều lượng của nó dựa trên cân nặng của bệnh nhân với hai liều được đưa ra trong một ngày.

Để điều trị bệnh sán máng, uống 2 hoặc 3 liều praziquantel trong 1 ngày, tùy thuộc vào loài Schistosoma gây nhiễm trùng. Nếu phân hoặc nước tiểu ban đầu chứa trứng sống, các bác sĩ có thể kiểm tra lại các mẫu sau 1 đến 2 tháng để xác định liệu việc điều trị có thành công hay không. Nếu vẫn còn trứng sống, điều trị bằng praziquantel được lặp lại.

Nếu các triệu chứng của bệnh sán máng cấp tính (sốt Katayama) nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thêm corticosteroid cho bệnh nhân. Sau khi các triệu chứng của bệnh sán máng cấp tính đã hết, thường mất khoảng 5 ngày, praziquantel được dùng để tiêu diệt các thể sán máng trưởng thành và lặp lại từ 4 đến 6 tuần sau khi các dạng sán máng chưa trưởng thành còn lại đã trưởng thành.

Những người bị ngứa do bơi lội không cần dùng thuốc để tiêu diệt sán máng. Có thể dùng gạc mát, muối nở, kem chống ngứa và/ hoặc kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid để giúp giảm ngứa dữ dội.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm sán máng
Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa bệnh nhiễm sán máng hiệu quả
Không có thuốc chủng ngừa bệnh sán máng, vì vậy điều quan trọng là mọi người phải nhận thức được các rủi ro và được tiếp cận với các dịch vụ như cung cấp nước an toàn và vệ sinh để giảm tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và ngăn ngừa ô nhiễm diễn ra:

  • Tránh bơi lội, tắm hoặc lội trong nước ngọt ở những khu vực được biết là có thể chứa sán máng;
  • Sử dụng nhà vệ sinh để đi tiểu và đại tiện;
  • Sử dụng hóa chất diệt ốc sên (thuốc diệt nhuyễn thể) trong các vùng nước ngọt được biết là có chứa sán máng.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Nguồn tham khảo
https://www.msdmanuals.com/
https://www.medicinenet.com/schistosomiasis/article.htm
https://schistosomiasiscontrolinitiative.org/ntds/parasitic-worms/schistosomiasis
https://www.impehcm.org.vn/

TAGnhiễm sán nangbệnh sán

Ý kiến của bạn

code

Tin liên quan

Comment mới nhất

Địa chỉ nhà thuốc uy tín

  • Nhà thuốc Viện Quân Y

    Đ/c: Số 104 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội
    Đ/t: 024. 3998.16.99

    Website: nhathuocvienquany.com

  • Siêu Thị Fucoidan

    Đ/c: Số 39 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, HN
    Đ/t: 0705059696

    Website: Sieuthifucoidan.com

  • Nhà thuốc Y Dược Quân Đội

    104 phùng hưng, hà đông, Hà Nội
    Đ/T: 0969 023 026

    Website: yduocquandoi.com

  • Siêu Thị Thảo Dược

    39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Đ/T: 0969023026

    Website: sieuthithaoduoc.com

Giải pháp cho bệnh nhân đau dạ dày đại tràng
scroll