Viêm dạ dày: Bệnh lý tiêu hoá thường gặp

Viêm dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiêng các thực phẩm có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày đến khi bệnh lành hẳn.

1. Tìm hiểu chung

Viêm dạ dày là bệnh gì?
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, kích ứng. Viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột (viêm cấp tính) hoặc diễn ra từ từ theo thời gian (viêm mạn tính).

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày
Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu gợi ý viêm dạ dày như:

  • Đau nhức, khó tiêu ở phần bụng trên và cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc tốt lên sau khi ăn.
  • Có cảm giác cồn cào, nóng rát ở dạ dày.
  • Sau khi ăn thường có cảm giác đầy bụng trên.
  • Buồn nôn, nôn (có thể có máu hoặc không).
  • Đi ngoài ra máu.

Tác động của viêm dạ dày đối với sức khỏe 
Viêm dạ dày có thể gây nên các triệu chứng khó chịu, chủ yếu là trên hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm sự ngon miệng và gây khó khăn trong việc ăn uống của bệnh nhân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm dạ dày
Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét, xuất huyết, thậm chí là thủng dạ dày.

Trong một số trường hợp hiếm, viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi tế bào niêm mạc bị mỏng đi và thay đổi cấu trúc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bị đau bụng dữ dội hay nôn mửa nhiều kèm theo cơn choáng váng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày thường xảy ra do:

  • Tổn thương hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày (sự giảm tiết chất nhầy…).
  • Các bệnh lý khác có thể gây tăng tiết acid dạ dày quá mức.
  • Nhiễm khuẩn (phổ biến nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori).
  • Sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAID (ibuprofen, naproxen…) thường xuyên và lâu dài.
  • Viêm dạ dày tự miễn (ở bệnh nhân thiếu hụt vitamin B12, người bệnh Hashimoto và đái tháo đường type 1…).

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày?
Người có các bệnh tự miễn, bệnh lý gây tăng tiết acid dạ dày.

Người đang mắc các nhiễm trùng khác.

Người sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAID dài ngày.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm dạ dày, bao gồm:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng dễ bị viêm dạ dày do lớp niêm mạc dạ dày mỏng dần, xác suất bị mắc H.pylori và các rối loạn tự miễn cũng tăng cao hơn.
  • Nghiện rượu có thể gây kích ứng và tệ hơn là ăn mòn niêm mạc dạ dày.
  • Stress tâm lý và sinh lý (sau chấn thương, bỏng, nhiễm trùng nặng…)
  • Bệnh nhân sau điều trị ung thư bằng hóa trị/xạ trị.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh khác (HIV/AIDS, Crohn, Celiac, sarcoidosis, nhiễm ký sinh trùng…)
  • Trào ngược mật vào dạ dày.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm dạ dày
Nội soi đường tiêu hóa.

Xét nghiệm tìm H.pylori: Xét nghiệm phân, máu, test hơi thở.

Xét nghiệm máu ẩn trong phân xem bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết không.

Chụp X quang đường tiêu hóa.

Sinh thiết niêm mạc dạ dày.

Phương pháp điều trị Viêm dạ dày hiệu quả
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Trường hợp viêm dạ dày cấp do dùng thuốc nhóm NSAID hoặc uống rượu bia: Ngưng sử dụng thuốc này, ngưng uống rượu.

Trường hợp nhiễm H.pylori: Dùng thuốc kháng sinh trong vòng 7 – 14 ngày theo phác đồ tiêu diệt H.pylori.

Trường hợp viêm dạ dày do thiếu máu ác tính: Bổ sung vitamin B12 đường tiêm.

Các trường hợp viêm dạ dày do tăng tiết acid:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Esomeprazol, omeprazol…
  • Thuốc chẹn H2: Cimetidine, famotidine, nizatidine…
  • Thuốc kháng acid: Muối nhôm…

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày
Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 
  • Bỏ thuốc lá.
  • Nếu viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn H.pylori, cần uống kháng sinh đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt triệt để vi khuẩn và không gây tái phát bệnh.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Không nên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ do khả năng gây kích ứng dạ dày, làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, đồ uống có gas trong quá trình điều trị.
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây…

Phương pháp phòng ngừa viêm dạ dày hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Không uống rượu bia quá nhiều, tập cai thuốc lá.
  • Chỉ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc và sử dụng trong thời gian dài.
  • Nếu có đau dạ dày từ trước, có thể cân nhắc chuyển sang sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol thay cho thuốc nhóm NSAID.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Nano curcumin hp là viên uống hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày hành tá tràng, giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị với hiệu quả vượt trội từ các thành phần nguyên liệu quý. Do trung  tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng Học Viện Quân Y sản xuất.

Người viêm dạ dày ăn sao cho đúng

Thành phần Nano Curcumin HP của Học Viện Quân Y có chứa: Nano curcumin, Immunepath IP, Cao Bạch truật, Cao Hoài sơn,….. với tác dụng hỗ trợ chống oxy hoá, giảm viêm loét dạ dày, tá tràng.

Sản phẩm được khuyên dùng với những người viêm loét dạ dày, hành tá tràng với các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, đầy bụng..

Sản xuất tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng  Sản Xuất Thực Phẩm Chức Năng Học Viện Quân Y

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐẶT HÀNG: 024.3998.1699 - 093639.6619

dat-mua-ngay

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Nguồn tham khảo

https://suckhoevadoisong.vn
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807#:~:text=Gastritis%20is%20a%20general%20term,use%20of%20certain%20pain%20relievers.
https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis
https://www.healthline.com/health/gastritis

TAGviêm dạ dàyviêm dạ dày mãn tính

Ý kiến của bạn

code

Tin liên quan

Comment mới nhất

Sản phẩm liên quan

Tin liên quan

  • SKDS - Khắc phục viêm loét dạ dày lâu năm nhờ tảo xoắn kết hợp ô tặc cốt

    SKĐS - Tảo xoắn được các nhà khoa học Nhật Bản và thế giới chứng minh tác dụng rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Kết hợp tảo xoắn và ô tặc cốt là nghiên cứu giúp quá trình cải thiện bệnh viêm loét dạ dày diễn ra nhanh hơn. Công thức kết hợp tảo xoắn và ô tặc cốt là một đột phá mới của khoa học, giúp tăng hiệu quả khắc phục bệnh viêm loét dạ dày lâu năm, giảm liều và giảm thời gian sử dụng thuốc.

  • Triệu chứng viêm trợt hang vị dạ dày và cách hỗ trợ điều trị

    Viêm trợt hang vị dạ dày là một dạng tổn thương rất thường gặp. Các triệu chứng viêm trợt hang vị dạ dày và cách điều trị như thế nào phụ thuộc vào mức độ bệnh tình. Nếu không có biện pháp khắc phục bệnh sớm, tình trạng viêm trợt ở hang vị có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như gây loét và xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và nguy cơ bị ung thư hóa. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh viêm trượt hang vị dạ dày ở giai đoạn sớm cần chú ý và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Địa chỉ nhà thuốc uy tín

  • Nhà thuốc Viện Quân Y

    Đ/c: Số 104 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội
    Đ/t: 024. 3998.16.99

    Website: nhathuocvienquany.com

  • Siêu Thị Fucoidan

    Đ/c: Số 39 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, HN
    Đ/t: 0705059696

    Website: Sieuthifucoidan.com

  • Nhà thuốc Y Dược Quân Đội

    104 phùng hưng, hà đông, Hà Nội
    Đ/T: 0969 023 026

    Website: yduocquandoi.com

  • Siêu Thị Thảo Dược

    39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Đ/T: 0969023026

    Website: sieuthithaoduoc.com

Giải pháp cho bệnh nhân đau dạ dày đại tràng
scroll